Trong mười hạnh lớn của Bồ tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư Vậy có câu
Ý nghĩa của việc Sám hối trong đạo Phật

Trong mười hạnh lớn của Bồ-tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư. Vậy có câu “ Tứ giả sám hối nghiệp chướng”. Nghiệp chướng là nghiệp xấu ác, do mình tạo ra nay phải sám hối. Đó là pháp thâm sâu của giáo lý Đạo Phật.
Trong tôn giáo nói chung, nội dung giáo lý đều nói đến sự Sám hối. Sám hối được coi là một nghi thức trọng yếu trong quá trình tu hành. Cùng với hai tôn giáo lớn là đạo Phật và đạo Công giáo, hình thức sám hối, nhận lỗi cũng phổ biến ở một số giáo phái khác mà Đạo Phật gọi là thế gian pháp (ngoại đạo).

Vậy sám hối và ý nghĩa của sự Sám hối đem lại lợi ích gì ? Theo kinh Sám hối của đạo Phật: Sám hối để tỏ lòng ăn năn, để trở về hành động có Chính kiến. Chữ “Sám” tiếng Phạn gọi là Sam ma; tiếng Hán gọi là “Hối quả”. Kinh nói “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá”. Nghĩa chữ Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. 
 Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các cổ đức xưa ghép hai chữ lại thành danh từ “Sám hối”, dịch theo tiếng Việt là “ăn năn sửa lỗi”. Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa.

Trong thực tế, khi đề cập về vấn đề sám hối, không ít người cho rằng, mình có tội lỗi gì mà phải sám hối? Về vấn đề này, Phật thường dạy “Phàm con người sống trong cuộc đời ai cũng phạm ít nhiều sai lầm. Vì vô minh (không sáng suốt) nếu không được rèn luyện tu tập, sai lầm có thể làm người khác đau khổ. 
 Bởi mình không khéo trong hành động, trong nói năng nên đã gây đau khổ cho bạn bè, người thân, thậm chí cho cả người mình thương yêu bị tổn thương (theo đạo Phật gọi là tạo bất thiện nghiệp do (thân, khẩu, ý) gây nên. Chính vì vậy khi hồi suy lại, chúng ta muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn dứt bỏ được lỗi lầm, thì tất nhiên ta phải tìm phương pháp để tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.

Theo giáo lý, chữ sám hối là danh từ riêng của đạo Phật, nhưng trong cuộc sống thế tục, hình thức sám hối, nhận lỗi cũng được áp dụng phổ biến ở thế gian. Ví dụ như khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu rượu hay heo gà, tiền bạc để tạ lỗi, có khi người ta lại dùng hình thức “đoái công chuộc tội “
với triều đình, hay quân ngũ chẳng hạn. 
 Theo HT Thích Thiện Hoa, hình thức lấy công chuộc tội cũng có cái hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển chấp kiến. Bởi nó chỉ áp dụng để đói phó với bên ngoài, chứ bên trong tội lỗi xảy ra ở nội tâm, thì khó có thể áp dụng hình thức nói trên. Đơn cử như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh. Có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin thánh thần tha tội; có đạo chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát…để được giải thoát tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm mang mầu sắc mê tín.  Theo đạo Phật, tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng rất vi tế. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết phẩm vật hay xác thân làm sạch tội được. Cho nên Đức Phật dạy rằng: Tội lỗi do tâm của ta tạo ra, không ai có thể thưởng phạt được. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà diệt. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp sám hối  chân chánh của đạo Phật mà thực hành mới tiêu được nghiệp chướng vi tế.

Trong mười hạnh lớn của Bồ-tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư. Vậy có câu “Tứ giả sám hối nghiệp chướng”. Nghiệp chướng là nghiệp xấu ác, do mình tạo ra nay phải sám hối. Đó là pháp thâm sâu của giáo lý Đạo Phật.
 
Bài viết: "Ý nghĩa của việc Sám hối trong đạo Phật"
Nguyễn Đức Sinh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ý nghĩa của việc sám hối trong đạo phật y nghia cua viec sam hoi trong dao phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛 去掉手 Hạt quinoa Thực phẩm người ăn chay nên Thơm ngon các món ăn từ doc xin chao cac vi phap su ac huu ac bao hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm ngam loi duc phat day la ha u la ve long chinh thie n va tri thu c truyền giới bồ tát vô sanh pháp nhẫn Dựng tượng Quách Thị Trang trước mũi 6 loại thực phẩm gây đầy bụng ợ Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố to su nguyen thieu voi hanh tung va thi ke thi về thăm đất tổ tào khê 5 căn bệnh gây tử vong phổ biến nhất 持咒方法 vai trò ngôi chùa trong việc giáo dục những câu chuyện ám hại đức phật Xin lỗi hoa Quỳnh bói ngoi sao xanh tren bau troi xa Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm thần thông cũng không thắng được Vì sao bạn mất ngủ về đêm yêu và chết tu thanh de huu tac den chan ly toi hau khai quat ve ngu uan vo nga vi sao toi day con minh niem phat bạo lực học đường và những biện Sinh tố dưa hấu dâu tây Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi bóng mát tâm hồn đừng ích kỷ 燒指 Một giọt nước một mầm cây hoc phat một năm nhìn lại một chặng đường bạn bè không đỡ sao nỡ hại nhau hòa thượng thích mật hiển 1907 Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa cổ thuong lam mien trung niem vui va noi niem dem phap hoi hoa dang via Vài su thay tre thich o rung choi non tren dat hoang tha thứ là món quà hiểu thương Thêm hai món chay vào thực đơn nhà nghiep bao va tham hoa thien nhien Cơm gạo lứt trộn nấm cơ duyên với đức phật với cửa chùa nghìn năm một thuở mùi